Kính gởi: Thường trực Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA HỘI VHNT TỈNH LÂM ĐỒNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 23-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
Là một văn nghệ sĩ, tôi rất mừng trong thời điểm hiện nay, Bộ chính trị TƯ Đảng đã quan tâm cho ra đời một NQ thiết thực cho nền văn học nghệ thuật thời kỳ mới và cho giới văn nghệ sỹ của chúng ta. Suy nghĩ thì nhiều nhưng khả năng có hạn, tôi xin phép tham gia một số ý kiến để thường trực- BCH tham khảo xây dựng một chương trình hành động sát hợp với thực tế Lâm Đồng.
I/Khái quát tình hình văn học, nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua: Đánh giá những thành tựu đạt được của văn học, nghệ thuật tỉnh nhà trong những năm qua. Nhìn tổng thể, văn học, nghệ thuật đã nắm bắt được dòng mạch chính là chủ nghĩa yêu nước của nhân dân, gắn bó với dân tộc, nỗ lực phản ánh chân thật cuộc sống đấu tranh cách mạng và lao động sáng tạo của nhân dân, có nhiều tác phẩm tốt ở các loại hình nghệ thuật. Văn học, nghệ thuật đã cố gắng phát hiện, khẳng định các nhân tố mới, tham gia đấu tranh lên án cái xấu, cái ác, sự biến chất, thoái hóa nhân cách, đạo đức.
Có thể nói, tự do trong sáng tạo nghệ thuật và sự đa dạng về nội dung, phong cách sáng tác được tôn trọng; dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo được khẳng định; lực lượng văn nghệ sĩ và văn nghệ các dân tộc thiểu số có bước phát triển; Lực lượng sáng tác trẻ với khả năng sáng tạo và sự đa dạng về phong cách là dấu hiệu mới đáng trân trọng; phong trào văn nghệ quần chúng phát triển; Đội ngũ văn nghệ sĩ được hình thành và phát triển và rèn luyện trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, là lực lượng trung thành và tin cậy của đất nước, của Đảng và nhân dân. Nêu rõ, những năm qua, tư duy lý luận và quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật tiếp tục đổi mới, và được bổ sung, phát triển, góp phần cổ vũ khích lệ, tạo niềm tin cho các văn nghệ sĩ. Các cơ quan quản lý nhà nước đã cố gắng nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, chú trọng thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động văn học, nghệ thuật.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước, của tỉnh Lâm Đồng và những định hướng được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), hoạt động văn học, nghệ thuật thời gian qua còn bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm. Trong sáng tác, biểu diễn, truyền bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật còn không ít tác phẩm và hoạt động chưa thể hiện được tính chất tiên tiến và bản sắc dân tộc. Số lượng tác phẩm ngày càng nhiều nhưng còn ít tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Trong một số tác phẩm, lý tưởng xã hội-thẩm mỹ không rõ nét, ý nghĩa xã hội còn hạn hẹp. Một số văn nghệ sĩ còn hạn chế trong tiếp cận và nhận thức những vấn đề mới của cuộc sống, chiều sâu và tính phức tạp của quá trình chuyển biến mang tính lịch sử trong thời kỳ đổi mới của đất nước, của địa phương; Hoạt động lý luận văn học nghệ thuật còn lạc hậu về nhiều mặt, chưa giải đáp được nhiều vấn đề của đời sống. Có biểu hiện xa lánh những vấn đề lớn lao của đất nước, chạy theo những đề tài nhỏ nhặt, tầm thường… Cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tích cực, cũng tạo nên sự lũng đoạn nhất định. Thói thực dụng thâm nhập vào một bộ phận văn nghệ sĩ làm thui chột nhiệt huyết, phá hỏng những thành quả sáng tạo của họ. Đáng buồn là có không ít tác phẩm xa rời thực tế, ngại tìm tòi, xa lánh những vấn đề lớn của đất nước, chạy theo các đề tài nhỏ nhặt, tầm thường, đáp ứng thị hiếu dễ dãi của một bộ phận công chúng. Tình trạng nghiệp dư hóa các hoạt động VHNT đang có chiều hướng gia tăng. Ai cũng có thể thành diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ… Cũng có không ít nghệ sĩ còn hạn chế trong tiếp cận và nhận thức những vấn đề phức tạp trong thời kỳ mới.
Dấu ấn cá nhân có thể được đề cao nhưng ý nghĩa xã hội lại hạn hẹp, trong một số tác phẩm, lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ không rõ nét. Mặc dù phạm vi đề tài được mở rộng, thủ pháp thể hiện đa dạng, nhưng vẫn ít tìm thấy tác phẩm đạt giá trị cao về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật biểu đạt; vắng bóng những hình mẫu nhân vật điển hình có sức tác động mạnh, sâu sắc như từng thấy trong các tác phẩm thời kỳ trước đây. Hiện nhiều người sáng tác không nhận thức được vai trò của VHNT, đề cao chức năng giải trí quá mức. Vì thế chúng ta đang rất thiếu những tác phẩm có giá trị đích thực, còn thụ động trong việc tiếp nhận cũng như quảng bá VHNT.
Dấu ấn cá nhân có thể được đề cao nhưng ý nghĩa xã hội lại hạn hẹp, trong một số tác phẩm, lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ không rõ nét. Mặc dù phạm vi đề tài được mở rộng, thủ pháp thể hiện đa dạng, nhưng vẫn ít tìm thấy tác phẩm đạt giá trị cao về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật biểu đạt; vắng bóng những hình mẫu nhân vật điển hình có sức tác động mạnh, sâu sắc như từng thấy trong các tác phẩm thời kỳ trước đây. Hiện nhiều người sáng tác không nhận thức được vai trò của VHNT, đề cao chức năng giải trí quá mức. Vì thế chúng ta đang rất thiếu những tác phẩm có giá trị đích thực, còn thụ động trong việc tiếp nhận cũng như quảng bá VHNT.
II/NQ mới ra đời nhằm phát huy hơn nữa vai trò, sứ mệnh cao quý của VHNT, một lĩnh vực cực kỳ phức tạp và tinh tế…
Chúng ta cần quan tâm đến việc gây dựng, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng. Trước bước đi đổi mới của hoạt động VHNT, các cơ quan chức năng của nhà nước chưa đổi mới kịp thời để bám sát chỉ đạo, hỗ trợ linh hoạt và quyết liệt. Đổi mới chính sách đối với văn nghệ, văn nghệ sĩ đã lạc hậu... Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ và lĩnh vực lý luận phê bình. Như nội dung NQ nhấn mạnh, “VHNT là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa, là một trong những động lực to lớn góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. VHNT cần phải có bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ. Chăm lo phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng VHNT, khơi dậy mọi nguồn lực sáng tạo của văn nghệ sĩ.” Bởi lẽ: NQ khẳng định, “tôn trọng, bảo đảm quyền tự do sáng tạo, đồng thời nêu cao trách nhiệm công dân của văn nghệ sĩ, để có nhiều tác phẩm có giá trị phụng sự đất nước và dân tộc. NQ nêu rõ, tiếp tục đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng để nâng cao chất lượng toàn diện cho nền VHNT nước nhà. Đẩy mạnh sáng tác để có những tác phẩm VHNT có giá trị cao, khuyến khích văn nghệ sĩ bám sát thực tiễn của đất nước. Nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo của Đảng và tăng cường năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cơ quan nhà nước về VHNT. Đẩy mạnh công tác lý luận phê bình VHNT, định hướng sáng tác và thẩm mỹ cho công chúng. Đánh giá chất lượng VHNT để đề ra quyết sách đào tạo, bồi dưỡng tài năng. Củng cố và đổi mới hoạt động của các Hội VHNT…”
III/Về những bước đi tiếp theo để NQ mới đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả? -Để NQ đi vào đời sống rất cần nỗ lực của các cơ quan ban ngành trong việc thể chế hóa. Trước hết cần thể chế hóa các quan điểm, định hướng của Đảng về VHNT, đây là vấn đề cốt yếu và cấp thiết. Xây dựng mới các chế độ, chính sách cụ thể đối với hoạt động VHNT.
Có kế hoạch và chiến lược cho lĩnh vực VHNT. -Trong lĩnh vực của mình, thời gian tới, Hội sẽ tổ chức triển khai thực hiện NQ, xây dựng chương trình hành động một cách thiết thực và hiệu quả. -Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT phối hợp với các ngành chuyên môn như Ban tuyên giáo tỉnh ủy, sở VHNT DLTT tổ chức với đề tài “Văn học nghệ thuật trong cơ chế thị trường và hội nhập”, hy vọng bước đầu sẽ mở được “chìa khóa” mang lại nhiều điều bổ ích. cho hoạt động VHNT tỉnh nhà hơn.
IV/Giải pháp Tổ chức quán triệt nội dung Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (khóa X), tập trung chỉ đạo nhiệm vụ của văn học - nghệ thuật trong thời kỳ mới trên 5 mặt.
-Một là, đẩy mạnh công tác sáng tác, tạo điều kiện tối đa cho đội ngũ văn nghệ sĩ phát huy trí tuệ, năng lực sáng tạo để những năm tới có được những tác phẩm tiểu thuyết, thơ, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, múa, các công trình nghiên cứu văn hóa dân gian… có chất lượng, có giá trị về nội dung và nghệ thuật, phản ánh sâu sắc hiện thực, hướng tới các giá trị chân-thiện-mỹ, giá trị nhân văn, giàu bản sắc dân tộc, vùng đất…
-Hai là, đẩy mạnh công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật để thúc đẩy sáng tác và quan trọng nữa là định hướng thẩm mỹ cho công chúng. Khâu này, hoạt động những năm qua ở cả Trung ương và địa phương còn thiếu và yếu. Giá trị một tác phẩm văn nghệ muốn để cho công chúng hiểu, chia sẻ với người nghệ sĩ rất cần các nhà phê bình văn nghệ có nghề, tránh lối phê bình áp đặt chủ quan, khiên cưỡng mà phải có cái nhìn hiểu biết, khoa học, nhân văn…
-Ba là, tập trung cho việc công bố, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật để đưa tác phẩm đến với công chúng, nhất là vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đồng bào các dân tộc…
-Bốn là, tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý văn nghệ, đặc biệt chú trọng các tài năng văn nghệ trẻ. Song hiện nay, nhiều ngành như sâu khấu, điện ảnh, âm nhạc, múa không được đào tạo cơ bản, hiện đại, chúng ta sẽ tụt hậu. Tài năng văn nghệ là vốn quý của nhân dân, đất nước, của từng địa phương cần được đầu tư, đào tạo…
-Năm là, làm rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan lãnh đạo, quản lý nhà nước của các hội văn nghệ, của văn nghệ sĩ với công tác văn học, nghệ thuật để đáp ứng yêu cầu mới. Xây dựng hoạt động Đảng Đoàn Hội VHNT, vận động mỗi hội viên tự xây dựng chương trình hành động để đổi mới chính mình cùng đồng hành đổi mới hoạt động hội VHNT Lâm Đồng.
Điểm mấu chốt để Nghị quyết của Đảng đi vào đời sống, các cấp ủy đảng, chính quyền, các hội văn nghệ, văn nghệ sĩ phải có nhận thức mới, đúng đắn về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Hơn ai hết, họ hiểu rằng sự sống còn đối với một người văn nghệ sĩ là tác phẩm…
Song đã đến lúc cần tập trung có chiều sâu, có trọng điểm cho một số văn nghệ sĩ có khả năng để viết các tác phẩm văn nghệ có giá trị về mảnh đất và con người Lâm Đồng vốn có bề dày truyền thống cách mạng và vươn lên trong sự nghiệp đổi mới này. Văn học, nghệ thuật của chúng ta hôm nay vẫn còn mắc nợ với nhân dân và đất nước, với chính quê hương của mình.
*Chương trình hành động cần cụ thể hóa nội dung nghị quyết số 23-NQ của BCT về các chủ trương, giải pháp lớn phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, đó là: -“Cần hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức; ban hành quy chế dân chủ trong hoạt động khoa học, giáo dục và đào tạo, văn hóa, văn nghệ…”. Nói đến văn hóa văn nghệ, đương nhiên người ta nghĩ ngay đến những nhà văn, nghệ sĩ, những nhà văn hóa có sức thu hút công chúng, có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, đưa văn hóa dân tộc hội nhập với thế giới. Ở mọi quốc gia, dân tộc, vấn đề bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc luôn là vấn đề thời sự, có ý nghĩa sống còn. Trách nhiệm của giới văn nghệ sĩ trong vấn đề này hết sức nặng nề và có tính quyết định. Chính vì vậy, vấn đề đào tạo và đào tạo lại đội ngũ trí thức cho lĩnh vực văn hóa văn nghệ hiện nay là vô cùng cấp bách. Chúng ta phải phấn đấu để nhanh chóng có thêm nhiều văn nghệ sĩ có tài, có tâm và có tầm khi hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới.
-Đến năm 2020 khi nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì đội ngũ trí thức - văn nghệ sĩ có chất lượng cao, số lượng đông và cơ cấu hợp lý, tiến tới ngang tầm với trình độ của trí thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chỉ rõ: “Tri thức là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức; xây dựng đội ngũ trí thức là yêu cầu tất yếu của phát triển xã hội”.
Theo định hướng xây dựng đội ngũ trí thức trong văn hóa văn nghệ và nâng cao chất lượng hoạt động chuyên ngành, vừa qua Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng đã nghiên cứu, thực hiện việc xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong tình hình mới theo Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị. Đây là một nội dung rất quan trọng mà tất cả văn nghệ sĩ toàn tỉnh Lâm Đồng phải quán triệt, vận dụng nhuần nhuyễn vào công việc sáng tác và cuộc sống.
Lực lượng nòng cốt và đi đầu trong việc thực thi đầy đủ nghị quyết này là đội ngũ trí thức trong văn hóa văn nghệ. Vì vậy, Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng sẽ vận động và lập danh sách những văn nghệ sĩ trẻ đăng ký lớp trung cấp chính trị tại chức dài hạn, động viên toàn thể văn nghệ sĩ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho văn nghệ sĩ trẻ của Hội, tổ chức hội thảo "Văn học nghệ thuật trong cơ chế thị trường và hội nhập"; mở các trại sáng tác, tổ chức đi thâm nhập thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các văn nghệ sĩ các tỉnh, tăng cường công tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật…
Tất cả những việc làm đó nhằm tăng cường trình độ, kiến thức, năng lực, nhận thức cho đội ngũ văn nghệ sĩ trong tình hình hiện nay. Có thể khẳng định, xây dựng và nâng tầm đội ngũ văn nghệ sĩ trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay là yêu cầu bức thiết và trách nhiệm không chỉ ở giới văn nghệ sĩ.
Đây là trách nhiệm của các cấp chính quyền, của toàn xã hội. Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển xã hội. Lực lượng văn nghệ sĩ góp phần quan trọng tạo ra động lực phát triển. Vấn đề này vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa mang tính thời sự cấp bách, đáp ứng những đòi hỏi mới của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Bảo Lộc, Ngày 12/8/2008
Người đề xuất Trần Hữu Đông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét