Trước cách mạng tháng Tám 1945, trước chính sách bóc lột cửa thực dân Pháp, vùng đất B’lao này đã liên tục xảy ra các cuộc đấu tranh chống bọn áp bức bóc lột của lực lượng phu phen, thợ thuyền, công nhân của các đồn điền chủ Tây, của đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số, tiêu biểu là cuộc nổi dậy của hàng trăm công nhân đốt phá đồn điền B’lao năm 1941; cuộc nổi dậy của công nhân đồn điền Choisnel ở Bảo Lộc tháng 6/1943, thực dân Pháp đã cho cảnh sát bắt giữ 23 công nhân...
Sau cuộc khởi nghĩa tháng Tám 1945 thành công, chính quyền cách mạng đã được thiết lập ngay tại Djiring. Sau một thời gian không lâu, thực dân Pháp chiếm lại tỉnh Đồng Nai Thượng, lực lượng cách mạng đã chiến đấu anh dũng ngay tại đèo B’lao.
Ngày 11/11/1945, phát xít Nhật đưa quân từ Sài Gòn theo Quốc lộ 20 lên đánh chiếm Đồng Nai Thượng và Lâm Viên. Quân dân ta đã phục kích tại đèo B’lao tấn công đoàn xe quân sự làm nhiều lính Nhật bị thương. Đây là trận đánh mở đầu của quân dân B’lao chống thực dân và phát xít xâm lược.
Cuối tháng 12/1945. Quân Nhật chiếm hầu hết các thị xã, thị trấn của 2 tỉnh Đồng Nai Thượng và Lâm Viên, Bảo lộc trở thành vùng tạm chiếm, phong trào cách mạng của Đồng nai Thượng gặp khó khăn. Tháng 2/1950 tại B’lao đã thành lập được chính quyền ở một số xã trong vùng đồng bào dân tộc, phát triển được nhiều đảng viên và thành lập ủy ban kháng chiến huyện.
Ngày 22/2/1951, để phù hợp với tình hình chỉ đạo liên vùng. Chính phủ VNDCCH đã thành lập 6 đội công tác vũ trang tuyên truyền, có 2 đội tập trung vào hướng B’lao và Diiring. Từ sau năm 1958, các hoạt động cách mạng cũng lại được tăng cường hơn trước và phong trào ngày càng lớn mạnh.
Ngày 19/8/1957 chi bộ Đảng đầu tiên của B’lao được thành lập tại làng Công Hinh (đến năm 1961 chi bộ chính thức được khu 6 công nhân đặt tên là chi bộ Trần Phú).
Ngày 3/2/1962 Tỉnh ủy Lâm Đồng đã thành lập phân ban tỉnh ủy T.14 để chỉ đạo phong trào từ Mađaguoil đến giáp phía nam thị trấn Di linh. Phân ban T.14 thành lập 4 đội công tác đặc biệt : 1 đội hoạt động tại thị xã B’lao, 1 đội hoạt động ở vùng Tân Rai - Minh Rồng, 1 đội hoạt động ở vùng Tứ Quý - An Lạc (Lộc An) Tráng Bia, 1 đội (H.30) hoạt động vùng Đại Lào đến Ma-đa-gui. Nhiệm vụ của các đội công tác là tuyên truyền xây dựng cơ sở bên trong vùng địch tạm chiếm, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành chính quyền. phối hợp với du kích mật tại chỗ đánh địch. phá giao thông trên đường chiến lược 20. Do yêu cầu chỉ đạo đối với các địa bàn, Tỉnh ủy tiến hành sắp xếp lại tổ chức và phân chia lại vùng căn cứ.
Ngày 2/ 9/1963, Tỉnh ủy giải thể phân ban T.14, thành lập Thị ủy B’lao, lấy phiên hiệu T.29. thành lập ban cán sự K4 phụ trách địa bàn từ đèo B’lao xuống đến Phương Lâm, phía sau có Bà Gia. Tố La. Tà Ngào. Vùng căn cứ phía bắc đường 20 thành lập K.1;..
Ngày 22/12/1968 tỉnh thành lập đơn vị nữ pháo binh 8/3 gồm 42 cán bộ, chiến sĩ. đ/c Phan Thị Thanh Hùng làm trung đội trưởng, đ/c Lê Thị Pha làm chính trị viên.
Ngày 15/1/1971 tỉnh ủy quyết định thành lập lại K.2 trên cơ sở cắt một phần địa hình của T.29 và K.1 giao lại K.2 chỉ đạo. Mùa xuân năm 1975, cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở các địa phương đã giành được những thắng lợi vang dội, quân và dân Lâm đồng cũng đã vùng lên nổ súng tấn công trên các hướng.
Ngày 27/3/1975 Quân giải phóng đánh chiếm chi khu Đa Huoai, đánh đồn Mađagouil và sau đó tiến về Bảo Lộc.
Đúng 10 giờ sáng ngày 28/3/1975 quân và dân ta đã làm chủ hoàn toàn thị xã Bảo Lộc, làm chủ hoàn toàn tỉnh lỵ Lâm Đồng. Một đơn vị của Sư đoàn 7 Bộ đội chủ lực đã kéo lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam lên đỉnh cột cờ tòa hành chính nguỵ - Bảo lộc đã hoàn toàn giải phóng.Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân. cán bộ, bộ đội Bảo Lộc đã đưa phong trào cách mạng lên đỉnh cao cả thế và lực, cả chính trị và quân sự.Tính từ 1 962 đến 28/3/1975, về hoạt động chính trị, đã thành lập được 10 chi bộ Đảng ở vùng căn cứ kháng chiến, 8 chi bộ Đảng trong vùng địch tạm chiếm : Đại Lào, An Lạc, Tân Lạc, Lam Sơn, Thiện Lập, Tân Rai, Thị trấn B’lao. Xây dựng 17 chi đoàn thanh niên, xây dựng 250 cốt cán và 21 du kích mật. Hoạt động vũ trang : Đã đánh địch 2.745 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 15.698 tên địch, tịch thu 3.551 súng các loại: bắn rơi. làm cháy, hỏng 151 máy bay (rơi tại địa phương 28 chiếc); phá hủy 466 xe quân sự, kho tàng và nhiều phương tiện chiến tranh khác. Tiêu biểu cho phong trào bắn máy bay có K'Vét, du kích dân tộc Mạ dùng súng trường bá đỏ bắn rơi 01 trực thăng HU 1A chở Trung tướng Mỹ Ki-si và đoàn tùy tùng tại B'tạch (Lộc Bắc) vào ngày 7/ 7/ 1 970; Du kích K'Tọt bắn rơi 01 máy bay 1.19 tại buôn B'Đạ, em K'châu bắn rơi 1 trực thăng HU 1A tại buôn Bi-nao....Xã Lộc Lâm (Bảo lộc) được Hội đồng Nhà nước tặng danh hiệu đơn vị anh hùng, 2 anh hùng Liệt sĩ Lê Thị Pha và Nguyễn Văn Mười (Mười Trúc) Hàng nghìn người đã được khen thưởng huân, huy chương trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975. Bảo Lộc lần lượt tách thành huyện Bảo Lộc và huyện Đa Huoai vào ngày 14/3/1979 theo Quyết định số 116/QĐ của Hội đồng Chính phủ. Lúc này huyện Bảo Lộc có 14 xã và 01 thị trấn B’Lao. 15 năm sau, ngày 11/7/1994 Chính phủ ra Quyết định số 65/CP chia huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính : Thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Thị xã Bảo lộc ngày nay là một trong sổ 11 huyện, thành, thị xã thuộc tỉnh Lâm Đồng, đồng thời cũng là trung tâmkinh tế. Chính trị, văn hóa, công nghiệp xếp vào vị trí thứ hai của tỉnh Lâm Đồng sau thành phố Đà Lạt. Thị xã Bảo Lộc nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng, trên cao nguyên Di linh – Bảo Lộc, ở độ cao 800 mét so với mặt biển, gắn với trục quốc lộ 20 nối liền thành phố Hồ Chí Minh và Bảo Lộc; phía Bắc. phía Đông và phía Nam giáp huyện Bảo Lâm; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đa Huoai. Với diện tích tự nhiên 232.4 km2, Thị xã Bảo Lộc có 11 đơn vị hành chính gồm 6 phường (Phường 1, phường 2, phường B’Lao, Lộc Phát. Lộc Tiến, phường Lộc Sơn) và 5 xã : Lộc Nga, Lộc Châu, Lộc Thanh. Đại Lào, xã ĐamBri.
Nguồn google
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét